Nám da là tình trạng các đốm sắc tố sẫm màu với mức độ khác nhau xuất hiện chủ yếu trên da mặt, 2 bên gò má, cằm, cổ và cả cánh tay,… Có 3 loại nám thường gặp là nám thường, nám mảng và nám đốm. Tùy vào từng loại có đặc điểm, tính chất và các chữa trị khác nhau. Dưới đây bạn có thể tham khảo cách nhận biết và phân biệt nám chân sâu và nám thường để có biện pháp chữa trị và khắc phục phù hợp, hiệu quả.
Cách nhận biết nám chân sâu và nám thường
1. Về triệu chứng, đặc điểm nám
Đối với nám thường:
– Là các đốm nâu hoặc mảng nám với diện tích rộng xuất hiện trên bề mặt da, màu sắc nhạt hơi nâu hoặc hơi thâm vàng.
– Chân nám ăn nông, chủ yếu nằm ở lớp thượng bì và lớp ngoài cùng của tế bào da.
– Nám thường có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, chủ yếu là mặt, cằm, trán, cổ, tay, chân,…
Đối với nám chân sâu (nám đốm):
– Là các đốm nâu có kích thước rõ rệt như hình que diêm hoặc đầu đũa xuất hiện trên da. Các đốm nâu có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc tập trung thành từng cụm nhưng với diện tích nhỏ.
– Màu sắc của nám chân sâu thường đậm màu hơn, sắc xanh xám hoặc xám, thường xuất hiện chủ yếu ở 2 bên gò má.
– Nám chân sâu nằm sâu dưới lớp hạ bì da, bám rất chắc và khó điều trị hơn.
Nguyên nhân gây nám
– Nám da thông thường xuất hiện do nhiều yếu tố khác nhau nhưng chủ yếu là do tác động từ bên ngoài xâm nhập làm tổn hại tới làn da và gây nám. Nám da có thể xuất hiện bất cứ khi nào nếu không được chăm sóc và bảo vệ da đúng cách. Các nguyên nhân chủ yếu gây nám thông thường là do sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể, do sử dụng thuốc tránh thai, dùng mỹ phẩm kém chất lượng gây tác dụng phụ hoặc do môi trường nắng nóng, ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
– Nám chân sâu: là nám ăn sâu dưới lớp hạ bì của làn da nên chủ là do nguyên nhân di truyền, thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể, phụ nữ trên tuổi 30 da bị lão hóa cũng dễ gây nám da, tàn nhang. Bên cạnh đó còn do tác động của ánh nắng mặt trời khiến cho các đốm nâu trên da sậm màu hơn và ăn sâu hơn.
3. Về phương pháp điều trị nám
Nám chân sâu ăn sâu dưới lớp hạ bì da và khó điều trị
– Đối với nám thông thường: là nám nhẹ, xuất hiện trên bề mặt da nên dễ chữa trị. Chị em có thể áp dụng bằng các công thức đơn giản từ nguyên liệu tự nhiên để đắp mặt nạ trị nám như mật ong, chanh, cà chua, sữa chua,… Đồng thời chăm sóc và bảo vệ da mặt thật tốt như tránh tiếp xúc dưới ánh nắng, che chắn cẩn thận cho da khi ra đường, chăm sóc và dưỡng da, thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ,…
– Đối với nám chân sâu thường khó chữa trị hơn do nám ăn sâu dưới lớp hạ bì của da. Để trị nám chân sâu cần kiên trì, áp dụng phương pháp phù hợp. Hiện nay để loại bỏ nám sâu hiệu quả thường sử dụng công nghệ cao cho kết quả nhanh hơn. Tuy nhiên khi áp dụng bạn cần tìm hiểu kỹ, lựa chọn cơ sở có uy tín, chuyên môn nghiệp vụ cao và kinh nghiệm đảm bảo hiệu quả và tính an toàn. Áp dụng đúng phương pháp điều trị phù hợp với làn da và tình trạng nám cụ thể sẽ cho hiệu quả tốt nhất.
Like và Share nếu nội dung hữu ích!