Cách trị nám da mặt bằng lá trầu không có thực sự an toàn hiệu quả ?
Nám da, tàn nhang là nỗi lo của rất nhiều chị em phụ nữ. Có rất nhiều giải pháp cho chị em để làm mờ các vết nám da, tàn nhang đáng ghét này.
Trị nám bằng lá trầu không là xu hướng làm đẹp của các chị em đang gặp các vấn đề về nám da hiện nay. Trị nám da bằng lá trầu không cực kỳ đơn giản mà hiệu quả lại cao chính vì thế nếu các nàng đang còn phân vân không biết nên lựa chọn phương pháp trị nám nào hoặc chưa biết cách trị nám bằng lá trầu thì có thể tham khảo qua bài viết dưới đây.
Cây trầu không là cây gì ?
Trầu không hay trầu (danh pháp hai phần: Piper betle) là một loài cây gia vị hay cây thuốc, lá của nó có các tính chất dược học. Đây là loài cây thường xanh, loại dây leo và sống lâu năm, với các lá hình trái tim có mặt bóng và các hoa đuôi sóc màu trắng, có thể cao tới 1 mét. Loài này có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á và được trồng ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Việt Nam, Malaysia. Lá trầu không loại tốt nhất thuộc về giống “Magahi” (từ vùng Magadha) sinh trưởng ở gần Patna tại Bihar, Ấn Độ.
Ở Việt Nam có hai loại trầu chính: trầu mỡ và trầu quế [1]. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, nhỏ lá, được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu. (theo vi.wikipedia.org/wiki/Trầu_không)
Về đặc điểm
Trầu không thuộc loại cây thân nhẵn, mọc leo. Lá dài từ 1-4cm mọc so le, cuống có bẹ, phiến lá có hình trái xoan, với chiều dài từ 10-13cm, chiều rộng từ 4-9cm, đầu lá nhọn, phía cuống thì lá hình tim, soi lên thì thấy có nhiều điểm rất nhỏ chứa tinh dầu, gân lá thường 5. Hoa khác gốc mọc theo bông. Quả mọng không có vòi sót lại.
Về phân bố, thu hái và chế biến
Cây trầu không được trồng ở hầu hết các vùng nước ta, cả ở nhiều nước châu Á có khí hậu nhiệt đới như Philippins, Indonexia, Malaixia,… Chủ yếu để lấy lá để ăn trầu.
Về thành phần hóa học
Lá trầu không chứa từ 0,8-1,8% tinh dầu (có khi lên tới 2,4%) với tỷ trọng từ 0,958-1,057 thơm mùi creozot (củi đốt), vị nóng. Người ta xác định được hai hoạt chất phenol trong tinh dầu này gồm betel-phenol (đồng phân của eugenol chavibetol C10H12O2) và chavicol, kèm với một vài hợp chất phenolic khác.
Về tác dụng dược lý
Cho đến nay có rất ít tài liệu nói về lá trầu không. Vào năm 1956 tại Bộ môn ký sinh Trường ĐH y dược Hà Nội, đã có nghiên cứu cho thấy trầu không có khả năng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi trùng như Subcilit, trực trùng Coli, Tụ cầu.
Đến năm 1961, tại Phòng đông y thực nghiệm thuộc Viện vi trùng học đã thực hiện nghiên cứu lại và khẳng định về tính chất kháng sinh bay hơi của lá trầu không.
Ở một số bệnh viên nước ta, người ta từng dùng cao nước trầu không để điều trị bệnh viêm cận răng (paradentose) và thu được kết quả tốt.
Về công dụng và liều dùng
Bên cạnh công dụng ăn trầu, trong dân gian người ta còn sử dụng lá trầu không để rửa vết loét, viêm mạch hạch huyết, mẩn ngứa bằng cách giã nhỏ hãm với nước. Nước pha từ lá trầu không còn được sử dụng làm thuốc nhỏ mắt chữa chứng viêm kết mạc, hay bệnh chàm mặt trẻ em, có nơi giã nát đắp lên vú để cầm sữa, lên ngực chữa hen, ho. Phần lớn dùng ngoài một cách bộc phát, lượng tùy ý, rất ít khi dùng trong.
Tác dụng chữa bệnh của lá trầu không
- Trị đau khớp: Trong lá trầu không chứa chavicol, là một hoạt chất phenol có tác dụng tốt trong việc chống viêm. Chỉ cần giá nát lá, vắt lấy nước bôi trực tiếp vào sẽ giúp giảm đau nhanh chóng.
- Làm lành vết thương: Trong lá trầu chứa chất chống oxy hóa nên có khả năng làm lành vết thương cực nhanh. Chỉ cần giã nát, vắt lấy nước bôi vào vết thương, dùng thêm lá trầu phủ lên rồi băng lại. Vết thương sẽ nhanh chóng liền lại sau vài ngày.
- Trị chứng khó tiêu: Lá trầu có tác dụng chống đầu hơi, xì hơi, giảm khó tiêu, bảo vệ dạ dày,… bằng cách thoa nước trầu không lên bụng hoặc nhai sống. Cách nhai sống còn giúp tăng khả năng hấp thu các khoáng và dưỡng chất.
- Giảm cân: Lá trầu không giúp tăng bài tiết dịch tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất, loại bỏ độc tố và nước dư thừa trong cơ thể. Hơn nữa, do lượng chất xơ dồi dào cũng giúp giảm táo bón. Từ đó giúp giảm mỡ cơ thể hiệu quả.
- Trị hơi thở hôi: Việc nhai lá trầu giúp gia tăng tiết nước bọt, có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn ở miệng bằng việc khôi phục độ pH, từ đó giúp giảm hôi miệng. Để ý thì thấy các bà ở quê nhai trầu cau thường xuyên mặc dù răng đen nhưng rất chắc khỏe.
- Điều trị rối loạn cương dương của nam giới: Lá trầu không có khả năng làm giãn mạch máu, chống chầm cảm vì vậy là thảo dược chữa rối loạn cương dương hiệu quả. Bằng cách nhai một lá trầu sau mỗi bữa ăn.
- Chữa đau họng: Do có tính kháng khuẩn và chống viêm nên lá trầu có khả năng trị cảm lạnh và các rối loạn liên quan. Chỉ cần nghiền lẫn lá nó với mật ong rồi ngậm giúp bảo vệ họng khỏi nhiễm trùng.
- Chữa bệnh trĩ: Nhờ có đặc tính kháng nấm, kháng sinh, diệt khuẩn tốt mà trầu không được sử dụng để điều trị viêm loét, sưng đau, nhiễm khuẩn, giúp chữa lành vết thương, cầm máu, se búi trĩ,… do đó rất phù hợp với việc điều trị bệnh trĩ. Có hai cách làm như sau:
- Cách một: Lấy 20 lá trầu không rửa sạch đun sôi với nước 10 phút, cho thêm thìa muối ăn. Dùng để xông hậu môn khi nước còn nóng, lúc ấm thì dùng để ngâm, dùng bã lá cọ rửa vùng hậu môn. Cách này phù hợp với bệnh trĩ ở cấp độ 1 và 2.
- Cách hai: Kết hợp lá trầu không với các nguyên liệu khác như quả cau, bồ kết, hạt gấc. Tất cả đem giã nát, rồi đun sôi với nước. Tiến hành các bước xông hơi và rửa y như cách một, phần bã dùng đắp lên hậu môn.
- Chữa các bệnh phụ khoa
Các bệnh phụ nữ như viêm nhiễm buồng trứng, vòi trứng, dây chằng quanh tử cung voi trứng, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm nhiêm âm đạo, âm hộ, viêm đường tiết niệu,… thì có thể áp dùng các cách làm sau:
- Cách một: Lấy 10 lá trầu không rửa sạch đun sôi 10 phút với 2 lít nước. Khi nước ấm, dùng khăn thấm lau nhẹ nhàng vùng kín. Chú ý không dùng nước này thụt rửa sâu vào âm đạo có thể làm tổn thương, gây nhiễm trùng, không được bôi thêm nào khác vào âm đạo. Làm cách này mỗi tuần từ 2-3 lần.
- Cách hai: Vò nát 10 lá trầu không trong 2 lít nước, lọc nước cho thêm 1 đến 2 muống cà phê muối biến. Dùng dung dịch trên để rửa âm đạo từ 5-10 phút (tối đa 10 phút), tuần làm 2-3 lần.
- Cách ba: Kết hợp 10 lá trầu với 10 lá trà xanh, vò nát rồi đun sôi với 2 lít nước. Đợi nước ấm thì dùng khăn thấm lau vùng kín trong 5 phút. Tuần làm từ 2-3 lần.
- Làm thuốc giảm đau: Đối với các trường hợp bị chần thương trầy, rách, xước da, sưng viêm, phát ban,… Lấy vài lá trầu không giã nát đắp lên vùng vết thương, có thể chắt lấy nước thoa vào chỗ đau.
- Chữa táo bón: Nhai nát vài lá trầu không nuốt lấy nước bỏ bã lúc đang đói hoặc có thể giã nát đun với nước, để nguội và qua đêm, hôm sau uống khi còn đói. Cách này giúp chữa táo bón bởi trong lá trầu có rất nhiều chất chống oxy hóa giúp loại bỏ gốc tự do, khôi phục độ pH trong dạ dày.
- Tăng cảm giác đói: Nhiều người bị đau bao tử khiến chán ăn, lúc này mất cân bằng độ pH trong dạ dày, làm hooc mon đói kém hoạt động. Sử dụng lá trầu không sẽ giúp cân bằng lại độ pH, đảo thải độc tố, từ đó giúp ăn ngon miệng hơn.
- Trị ho: Lấy lá trầu không, vài nụ đinh hương, nhục đậu khấu đun sôi uống 3 lần trong ngày. Cách này giúp kháng sinh mạnh, làm tan đờm, hạn chế viêm nhiễm, điều trị các cơn ho dai dẳng.
- Chữa viêm phế quản: Lá trầu giúp giảm viêm ở phổi, cuống phổi, tan đờm, từ đó giúp chữa viêm phế quản hiệu quả.
- Giúp khử trùng: Hoặc chất poly-phenol trong lá trầu giúp loại bỏ vi trùng, mầm bệnh trong cơ thể, giúp giảm đau với cơ thể đang bị viêm, sưng tấy.
- Trị nấm: Giá nát lá trầu không rồi chà xát lên vùng da bị nấm thường xuyên giúp loại bỏ chứng bệnh này nhanh chóng.
- Bị bỏng nước sôi: Dùng lá trầu không hơ nhẹ cho mềm, phết 1 lớp thầu dầu lên rồi đặt lên vết bỏng. Vài giờ thì thay một lần (có thể làm vào ban đêm, sáng sớm dậy thay).
- Trị cảm lạnh: Lấy lá trầu giã nát, quấn vào khăn tay, nhúng qua nước ấm rồi đánh dọc lên hai bên cột sống.
- Chữa đau đầu: Lấy cuống lá trầu giã nát, chắc nước cốt pha vào mật ong mà uống, phần đầu lá nhau nhỏ đắp vào hai bên vùng thái dương.
- Chữa viêm da cơ địa: Dùng vài lá trầu không sạch giá nát chà xát lên vùng viêm da cơ địa, hoặc có thể giã nhuyễn hãm với một ít nước sôi, vắt nước cốt chả lên vùng da bị bệnh (mối lần kéo dài 5-8 phút, mỗi ngày 1 lần). Một cách khác nữa là dùng vài lá trầu không nấu nước tắm.
- Chữa nước ăn chân: Lấy 8g lá trầu không và 50g lá ráy thái nhỏ, cho nước vào đun sôi để nguội rồi ngăm chân. Nếu không có lá ráy thì dùng mình lá trầu cũng được.
Trên đây là toàn bộ thông tin chúng tôi sưu tầm được về lá trầu không, đây quả là một loại thảo dược có nhiều tác dụng tuyệt vời. Tuy nhiên, việc chữa bệnh hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người và mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Rất mong quý bạn đọc tham khảo và tìm hiểu kỹ, hoặc hỏi ý kiến thấy thuốc trước khi áp dụng theo. (caythuocdangian.com)
Tác dụng của lá trầu không với da mặt
Để trị nám da mặt, nhiều chị em sử dụng nhiều công thức khác nhau nhưng việc trị nám da bằng lá trầu không vẫn là biện pháp trị nám da rẻ tiền, và bạn có thể thực hiện ngay tại nhà mà vô cùng đơn giản, hiệu quả.
Lá trầu không có tính sát khuẩn cao vì thế khi đắp lá trầu không lên vùng da bị nám sẽ giúp lấy đi vi khuẩn cũng như các sắc tố thâm ở trên da mặt.
Lý do trị nám bằng lá trầu không?
Tại sao lại chữa nám da mặt bằng lá trầu không? Vì bên trong 100g lá trầu không chứa khoảng 85,4% độ ẩm, 3,1% protein, 0,8% chất béo, 2,3 % muối khoáng, 2,3% chất xơ và 6,1% carbonhydrate.
Đây là những chất cực quan trọng giúp ngăn chặn sự hình thành các hắc tố melanin gây ra bệnh nám da. Ngoài ra, lá trầu không còn chứa các khoáng chất và vitamin chủ yếu là canxi, caroten, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C…giúp làm sạch da và trị tàn nhang hiệu quả.
Ngoài ra, trầu không chứa dạng Phenol có đặc tính giúp khử trùng cực tốt. Do chứa nhiều dưỡng chất, nên lá trầu không được dùng để giúp da trắng mịn, hồng hào, và cũng là giải pháp cứu cánh cho chị em bị nám da.
Tại sao lại có người đỡ nám – có người không ?
Có người da đen sạm, nóng rát vì trị nám bằng lá trầu không
Có không ít trường hợp chị em đã phải nếm “trái đắng” vì nghe theo những cách trị nám tự nhiên trên mạng. Rất nhiều trường hợp sử dụng lá trầu trị nám gặp hậu quả không mong muốn. Lá trầu có dược tính sát khuẩn mạnh, sau khi bôi lên mặt, da sẽ có hiện tượng nóng râm ran như châm chích. Thậm chí, nhiều chị em còn thấy da sưng và đỏ tấy nên ngừng sử dụng ngay từ lần đầu tiên.
Không phải loại da nào cũng phù hợp với việc đắp các loại mặt nạ tự nhiên như lá trầu, đặc biệt là người da nhạy cảm. Nếu da mặt của chị em vốn đã mỏng sẵn hoặc dễ kích ứng, tốt nhất không nên trị nám bằng lá trầu mà tìm đến biện pháp khác an toàn và hiệu quả hơn.
Một số trường hợp sử dụng lá trầu không liên tiếp trong 2 tuần đầu tiên thấy các vết nám da trên mặt mờ hẳn, da có dấu hiệu sáng mịn hơn. Tuy nhiên, nếu sau một lần ra nắng không che chắn, da mặt lại đen sạm rất nhanh. Để khắc phục tình trạng này, một số chị em đã giảm tần suất đắp mặt nạ lá trầu không xuống 2 – 3 lần/tuần, thay vì ngày nào cũng sử dụng như 10 ngày đầu tiên. Tuy nhiên, da vẫn bị bào mỏng, các vết nám, tàn nhang tiếp tục quay trở lại.
Lá trầu làm mờ các vết nám bằng cách bào mòn da, lấy đi lớp tế bào da chết giúp da có vẻ trắng sáng nhanh chóng sau một thời gian ngắn sử dụng. Tuy nhiên, khi lạm dụng loại mặt nạ này, da sẽ tiếp tục mỏng đi hơn nữa, các tác động từ môi trường bên ngoài như ánh nắng, tia UV, khói bụi, môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại sẽ kích thích hắc sắc tố melanin sản sinh. Da lại đen sạm và các đốm nám tiếp tục “hoành hành”.
Trị nám da bằng lá trầu không chỉ tác động từ bên ngoài, không gây ảnh hưởng đến gốc nám nằm sâu dưới lớp hạ bì của da. Do đó, tế bào sắc tố melanocytes vẫn tiếp tục sản xuất melanin dưới chất xúc tác là enzyme Tyrosinase. Vì vậy, nám vẫn hoàn nám mà không thể điều trị triệt để.
Hay có người da mặt loang lổ vì dùng lá trầu không trị nám.
Không ít chị em vì bị nổi đốm nám đã tự mua cao lá trầu không về sử dụng. Làm đẹp đâu chưa thấy, da mặt đã thành loang lổ vì sắc tố da bị ảnh hưởng nặng nề.
Một bệnh nhân phải vào viện điều trị vì dùng sai cách cao lá trầu không trị nám. Ảnh: BSCC
Mặt loang lổ như “bản đồ”
ThS.BS Vũ Thái Hà – Trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc (Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết, thời gian gần đây, viện liên tục tiếp nhận nhiều ca bệnh “rước họa” vì làm đẹp bằng cao trầu không. Phần lớn trong số này khi tới thăm khám, da đều trong tình trạng bị tổn thương nghiêm trọng. Các bác sĩ còn ví những gương mặt “như bản đồ”.
Cách đây hơn một năm, chị N.T.V (45 tuổi, ở Từ Sơn, Bắc Ninh) phát hiện hai bên gò má nổi nám lấm tấm. Không tự tin, chị V tìm mọi cách trị những đốm nám này. Được mách dùng cao lá trầu không hiệu quả tốt, lại an toàn vì chiết xuất hoàn toàn từ lá tự nhiên, chị còn sáng tạo kết hợp bôi cao hàng ngày cùng một loại rượu ngâm với hy vọng làn da “sáng bật”.
Kiên trì được 1 tháng, da mặt chị V bắt đầu “biểu tình” khi đỏ lựng lên. Vùng sạm nám không mờ đi mà trở nên sậm màu, lan rộng. Chỉ ít ngày sau, các đốm màu trắng kích thước như hạt đậu xuất hiện trên da chị, khiến cả khuôn mặt trở nên loang lổ như “bản đồ”. Da thậm xấu khiến chị V kém tự tin, phải đeo khẩu trang cả ngày. Đi khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, chị được kết luận bị rối loạn sắc tố.
Các chuyên gia cho biết, khi các bệnh nhân đến khám, có trình bày lịch sử sử dụng cao trầu không, thường dùng hai loại: Một loại là sản phẩm “dân gian”, tự đun nấu và cô đặc từ lá trầu không, được sử dụng như một loại mặt nạ để điều trị sạm nám. Một loại khác là loại làm sẵn, không rõ thành phần có trong sản phẩm.
Theo BS Vũ Thái Hà, chị V chỉ là một trong hơn 10 bệnh nhân “khóc dở, mếu dở” vì tuỳ tiện dùng cao lá trầu không làm đẹp đến khám ở viện trong thời gian gần đây. Một trường hợp khác, chị L.T.Q (ở Hà Nội) cũng vì tin dùng cao lá trầu không để bôi da, trị nám, làm da trắng nên rất chăm chỉ bôi hàng ngày. Thời gian đầu, da chị trắng lên rõ. Nhưng cũng như chị V, 1 tháng sau đó, chị Q bắt đầu cảm thấy nóng rát, bốc hỏa tại vùng mặt như phụ nữ tiền mãn kinh. Không chỉ thế, vết nám, tàn nhang lan xuống phía cằm. Đi hỏi người bán hàng, chị nhận được lời giải thích do cao bắt đầu có tác dụng thẩm thấu vào da, phải dùng lâu dài, da sẽ sáng đều. Tuy nhiên 2 tháng sau, chị Q buộc phải nhập viện để điều trị vì da chị bị phân chia như “quả địa cầu” khi có cả vùng nám má màu nâu dày đậm thành mảng, loang xuống gần cằm, lại có vùng da trắng nhỏ lốm đốm, lỗ chỗ đan xen trên mặt.
Với những trường hợp mắc rối loạn sắc tố như trường hợp chị V, chị Q trên đây, BS Vũ Thái Hà cho biết, điều khó khăn là khi bôi cao lá trầu không, các vùng da trên mặt dễ bị giãn mạch, điều trị rất khó. Lúc này trên da mặt bệnh nhân có những chỗ tăng sắc tố, có loại mất hẳn sắc tố. Nhưng nếu can thiệp ngay điều trị nốt tăng sắc tố sạm đen, nâu thì sẽ ức chế việc tăng sắc tố trở lại. Các chuyên gia phải tiến hành các biện pháp nhằm phục hồi sắc tố da, điều trị mất sắc tố trước và sau đó ức chế các vết sạm nám trên gương mặt. Với chị V, sau một năm kiên trì điều trị bằng cách tuần nào cũng phải tới viện, các đốm trắng trên da của chị đã biến mất, nhưng phần rạm nám chỉ có thể giảm được tới 40%.
Lý giải nguyên nhân khiến các biện pháp dùng thành phần lá trầu không này khiến da trắng ban đầu, BS Vũ Thái Hà cho biết, trong lá trầu không có chứa chất gây độc tế bào da nhất thời. Nếu sử dụng trong thời gian ngắn, sớm dừng lại thì có thể cải thiện được tình trạng sạm nám gia tăng, tuy nhiên, nếu để kéo dài sẽ khó khăn trong điều trị, thậm chí không đạt được kết quả. Do đó, vị bác sĩ này khuyến cáo, chị em không nên sử dụng các phương pháp này.
Có người cũng đỡ được nám:
Linhngoc_vn (Thành viên Webtretho)
Nám da là nỗi lo của biết bao nhiều các mẹ, các chị, thậm trí đấy là nỗi ám ảnh và rất nhiều người phải khổ sở và mất tự tin trong giao tiếp cũng như sự tự tin về bản thân, và đặc biệt làm giảm rất rất nhiều % sắc đẹp của phụ nữ.Đặc biệt là các mẹ, các chị sau khi mang thai và sinh con thì nám da thường hay ghé thăm và ở lì gần như hết cuộc đời .Tham gia diễn đàn khá lâu nhưng e chưa có bài viết nào hay ho cả, hihii, này e xin chia sẻ cho các mẹ và các chị bí quyết để tiễn biệt e nám này ah.
Chuyện là ntn, cách đây khỏang 10 ngày e có về nhà mẹ đẻ e, thấy mẹ e và 1 bác khác đang hí hửng đắp nặt nạ cái j đó, nhìn ra mới thấy là lá trầu không, thấy mẹ e khoe mới học lỏm đc của ai đó, bà đắp đc 2 lần rồi.Vì mẹ e bị nám lâu năm (mẹ e 45 tuổi)nên ai mách j trị nám là mẹ e cũng làm(trừ bắn lazer các mẹ nhé).Và hnay e lại về ngoại thì thực sự bất ngờ là da mặt mẹ e khá nhẵn và những mảng nám biến mất, chỉ còn hơi mờ và những vết nám sâu như tàn nhang.
Nói chung kết quả khá là ok ah, trc đây thì thấy nám quanh mặt và thành mảng ở 2 bên má, giờ nhìn mờ và nhìn xa thì hầu như ko ai biết là mặt bị nám ah.Và cái bác đắp lá cùng mẹ e ý(bác ý năm nay 60 tuổi rồi, mà da đẹp dã man, chỉ mỗi tội cũng có nám) thì nhìn sạch bong ah, cũng còn mờ vài vết như tàn nhang.E mới tin đc rằng lá trầu không có tác dụng trị nám thật ah.Bản thân e cũng bị tàn nhang( nhưng e đi bắn lazer thì hết sạch rồi), nên e cũng rất qtam đến các phuơng pháp trị nám và tàn nhang, đặc biệt là những mặt lạ thiên nhiên.
Tuy nhiên trị nám bằng việc đắp là trầu không thì sẽ làm mỏng da(nhưng hầu như cách trị nám nào cũng là bào mòn lớp da thì mới hết đc vết nám ah) nên các mẹ phải bôi kem chống nắng và kiêng cữ cẩn thận ah.Và e nghiệm ra là những phuơng pháp chữa nám bằng thiên nhiên (trừ tia lazer) thì ko thể trị đc hoàn toàn nám vì hầu như nếu thành mảng sẽ có những vết nám sâu, chỉ có thể trị đc tầm 70-80%, vì da của các mẹ đã có bệnh thì chữa cũng ko thể quay về đc như lúc 12-13 tuổi đc.
Nên các mẹ đừng hy vọng là có thể khỏi hoàn toàn, vẫn còn mờ mờ ko đáng kể và so vs ban đầu thì quá mỹ mãn ah.để lần sau về e sẽ chụp lại ảnh của mẹ e hiện tại cho các mẹ xem kết quả, và tìm lại ảnh cũ cho các mẹ so sánh nhé.
Đọc đến đây nhiều mẹ hỏi cách làm mặt lạ lá trầu ko rồi đúng ko ah, thực ra các mẹ có thể seach google là ra, vì e ko làm nên e cũng ko rõ,e chỉ hỏi qua thôi.Các mẹ tham khảo rồi seach lại phuơng pháp bổ sung thêm nhé:chuẩn bị lá trầu không bánh tẻ, đun lên 30p rồi bỏ ra cho vào máy say cùng vs nc đun say nhuyễn, rồi cho lại bếp đung 3-4 h sao cho thành sệt sệt.Mất công đun thì các mẹ cứ làm nhiều nhiều rồi cho vào hộp để tủ lạnh dùng dần ah.Cách dùng là trong 2 tuần đầu thì ngày nào cũng đắp, sau đó cứ 1 tuần làm 1 lần.
Trc e cũng đọc trên mạng thấy cũng bảo phuơng pháp đắp trầu không trị nám khá ok, nhưng chưa thấy feeback của ai của nên ko tin lắm. Giờ mắt thấy rồi mới tin ah.Có bệnh thì vái tứ phuơng(trc e cũng thế mà .Nên e chia sẻ cho những mẹ nào đang vật vã vì nám phuơng pháp học lỏm không phải mới này, cũng có thể mỗi ng hợp vs cách trị nám khác nhau, nên các mẹ cứ tham khảo, và cho e ý kiến (với những mẹ đã thử qua cách này)và cùng thảo luận .Chúc các mẹ có làn da như ý ah !!!!!
Vậy tại sao lại có tình trạng như vậy ???
Mỗi người khác nhau có thể trạng khác nhau, có nhóm máu khác nhau, có kiểu làn da khác nhau và có các nguyên nhân khác nhau để dẫn đến tình trạng bệnh và mỗi người chúng ta như thế là duy nhất bạn không thể dùng một loại thuốc mà chữa cho tất cả các loại bệnh khác nhau mặc dù chúng có cùng tên là Nám, do đó cách điều trị cho làn da của mỗi người là khác nhau.
Điều này giải thích được có người dùng cách trị nám bằng lá trầu không thì bận lắm nhưng những người khác vẫn dùng cách trị nám bằng lá trầu nhưng lại dẫn đến tình trạng da bị hư hỏng nặng nề hơn.
Nhiều người khổ sở khi điều trị viêm da do “nghiện corticoid”
Ngoài việc sử dụng các loại cao trầu không bôi da, thời gian gần đây, tại Bệnh viện Da liễu Trung ương cũng tiếp nhận không ít các bệnh nhân nhập viện do kem, mỹ phẩm trộn làm trắng, khiến da bị viêm, gây hiện tượng trứng cá đỏ, mặt bệnh nhân lúc nào cũng “rừng rực”, cảm giác giống như người ở giai đoạn tiền mãn kinh.
Điển hình như chị V.T.P (40 tuổi, ở Hà Nội). Từ nhiều năm nay, chị P chỉ sử dụng duy nhất một loại kem dưỡng da. Vài tháng gần đây, chị có hiện tượng nóng rát vùng mặt, lúc nào da mặt cũng bỏng rát, mặt đỏ phừng phừng, nhiều khi đỏ liên tục cả ngày.
Dù bị vậy nhưng chị P vẫn cố tự xử lý tại nhà. “Nước xịt khoáng tôi phải để trong tủ lạnh hàng ngày, xịt lên da liên tục mới hòng làm dịu các cơn nóng bỏng rát”, chị P kể lại. Mất 1 tháng, cảm giác và triệu chứng mặt đỏ không giảm, chị mới đến Bệnh viện Da liễu Trung ương điều trị.
“Thời điểm vào viện, gương mặt bệnh nhân đỏ lừ, hai bên má, cằm, vùng mũi màu đỏ tươi, có rất nhiều giãn mạch trên vùng màu đỏ đó, cảm giác làn da rất bỏng rát, xuất hiện nốt li ti từng đợt. Bệnh nhân cũng không dám đánh phấn hay dùng thêm một mỹ phẩm nào khác, bởi cứ bôi mỹ phẩm vào là da lại mẩn lên, gây bỏng rát hơn”, BS Vũ Thái Hà kể.
Với những trường hợp này, bệnh nhân sẽ được điều trị triệu chứng, dùng các kháng sinh để làm dịu triệu chứng viêm da, bỏng rát da. Một số trường hợp dùng thuốc chống viêm giảm đau. Sau khi điều trị đỡ triệu chứng thì mới điều trị phục hồi da, phục hồi sắc tố da bằng các kỹ thuật hiện đại như laser…
Theo các bác sĩ, các loại kem làm trắng da, kem trộn, nhất là các loại mỹ phẩm giả, trôi nổi thường có chất corticoid. Lúc đầu mới sử dụng bôi thì làn da của người dùng sẽ trắng sáng rất nhanh, khiến người dùng “tưởng bở”, nhưng sau đó, nếu lạm dụng dùng lâu dài sẽ có tác dụng phụ, sắc tố da bị ảnh hưởng, gây nên triệu chứng viêm da do mỹ phẩm.
Muốn trị nám hiệu quả cần tìm đúng nguyên nhân
Muốn trị nám tận gốc, không tái phát nhiều lần, chị em cần căn cứ vào nguyên nhân gây nám da. Hiện nay, có hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng nám da phổ biến là rối loạn nội tiết tố (yếu tố bên trong) và ánh nắng mặt trời (yếu tố bên ngoài). Chỉ khi tìm ra nguyên nhân gây nám, chị em mới có thể điều trị dứt điểm một cách hiệu quả.
Sau khi hỏi ý kiến chuyên gia, bác sĩ điều trị nám và bạn biết làn da mình phù hợp với việc điều trị nám bằng lá trầu không, thì hãy tham khảo các cách sử dụng lá trầu không để điều trị nám dưới đây.
Các cách trị nám hiệu quả từ lá trầu không :
Lá trầu không trị nám vô cùng hiệu quả. Cùng xem 3 cách trị nám bằng lá trầu không:
Cách 1: Cách trị nám da bằng tinh dầu lá trầu không
Chuẩn bị: 10 lá trầu không
Cách làm:
– Bạn hãy rửa sạch lá trầu không, cho lá vào trong nồi đun sôi 30 phút
– Đổ nước lá ra chậu và xông hơi mặt trực tiếp
Phương pháp trị nám da mặt bằng lá trầu không nhờ xông hơi mặt là cách giúp trị nám da mà còn giúp thu nhỏ lỗ chân lông và giúp da mềm mịn hơn.
Trị nám da bằng lá trầu không cực đơn giản
Cách 2: Cách trị nám da bằng lá trầu không và muối
Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không + vài hạt muối tinh
Cách làm:
– Lá trầu bạn đem rửa sạch, có thể ngâm qua nước muối. (chọn lá bánh tẻ, không quá già cũng không quá non)
– Cho nước lã vào ngập mặt lá trầu từ 1 -1,5 đốt ngón tay rồi cho lên bếp đun sôi khoảng 30 phút.
– Cho lá trầu đã đun sôi vào máy xay nhuyễn với một chút nước luộc lá. Bỏ hỗn hợp đã xay nhuyễn vào nồi nước lá trầu rồi đun nhỏ lửa cho đến khi lá trầu được cô đặc như keo.
– Bạn hãy bỏ hỗn hợp trên vào 1 lọ sạch để trong tủ lạnh, đậy kín. Mỗi lần dùng, lấy muỗng múc ra 1 ít.
Cách 3: Sử dụng bã lá trầu không trị nám
Cách trị nám da bằng lá trầu không này cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần dùng trực tiếp bã lá trầu không để dùng đắp mặt hàng ngày. Bạn hãy kiên trì khoảng 10 ngày các vết nám sẽ dần biến mất.
Cách 4:
Nguyên liệu cần chuẩn bị
– Lá trầu
– 100ml nước lọc
– Một ít muối hạt
– Lá trầu rửa sạch, ngâm nước muối cho kỹ rồi để khô.
– Hơ lá trầu trên lửa cho lá héo, tránh để lá bị cháy hoặc quá khô. Sau đó để một lúc để bớt nóng rồi áp lên mặt hoặc vùng da sạm nám.
hoc ngay meo dan gian giup tri nam da bang la trau duoc chi em truyen tai nhau! – 3
Đắp lá trầu lên mặt là bí quyết làm đẹp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả
Cách thứ 5:
– Lá trầu
– 100ml nước lọc
– Một ít muối hạt
– Lá trầu rửa sạch, ngâm nước muối cho kỹ rồi vẩy cho bớt nước.
– Cho lá trầu +100ml nước lọc vào máy say sinh tố kèm thêm vài hạt muối hột. Xay nhuyễn hỗn hợp.
– Đắp hỗn hợp lá trầu lên vùng da bị nám hoặc tối màu, có thể dùng cho toàn thân.
– Sau 10 phút rửa sạch bằng nước ấm.
Các bạn hãy chăm chỉ áp dụng phương pháp này để có tác dụng tốt nhất.
hoc ngay meo dan gian giup tri nam da bang la trau duoc chi em truyen tai nhau! – 4
Cách trị nám bằng lá trầu
hoc ngay meo dan gian giup tri nam da bang la trau duoc chi em truyen tai nhau! – 5
Sau 2 tuần áp dụng, bạn sẽ thấy làn da có sự thay đổi rõ rệt
Những lưu ý khi trị nám bằng lá trầu không
Cách trị nám da bằng lá trầu không khá hiệu quả. Tuy nhiên khi dùng lá trầu không trị nám chị em cần lưu ý một số điều sau:
– Chỉ thoa lá trầu không trên vùng da có nám,
– Chỉ đắp hỗn hợp trong khoảng 10 phút, tránh để quá lâu.
– Đắp 10 ngày liên tục sau đó chuyển sang 1 tuần 1 lần.
– Trong thời gian trị nám bằng lá trầu không bạn nên bảo vệ da, hạn chế dùng mỹ phẩm và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Trên đây là các cách trị nám bằng lá trầu không, chị em có thể áp dụng tại nhà. Tuy nhiên phương pháp này sẽ làm chị em tốn nhiều thời gian cho mình mới đem lại hiệu quả như mong muốn và việc lạm dụng lá trầu không trị nám sai cách cũng có thể làm cho nám phát triển mạnh hơn.
Do vậy, nếu muốn điều trị khỏi bệnh nám da thay vì dùng các phương pháp tự nhiên như trị n, chị em nên sử dụng các biện pháp công nghệ cao. Với sự phát triển laser, các vết nám da mới nhanh được đánh bay hoàn toàn.